Bạn biết Yên Tử có bao nhiêu bậc không?

Yên Tử có bao nhiêu bậc là thắc mắc của nhiều du khách khi muốn lựa chọn đi bộ leo núi lên chùa Đồng để chinh phục đỉnh núi và tỏ lòng thành kính với đức Phật.

Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Vón là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn núi Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi Bạch Vân Sơn. 
 
 

I. Yên Tử có bao nhiêu bậc?

Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một lựa chọn là theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1 km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh. Tuy thế rất nhiều người vẫn chọn con đường du lịch truyền thống để thăm toàn tuyến du lịch vì họ có thể chậm rãi thăm thú tất cả những gì mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây. Đó là con đường dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, rất chắc chắn và thuận tiện dù độ dốc khá lớn.
 
 
Đường mòn cũ dẫn lên đỉnh Yên Tử
Đường mòn cũ dẫn lên đỉnh Phù Vân
 
 
Cáp treo
Bây giờ nhiều du khách lựa chọn cáp treo
 
 
Con đường lên tháp Tổ xếp bậc đá dẫn thẳng đến trước cửa khu tháp dưới bóng một cây thông già gần ngàn tuổi. Chính giữa khu tháp là lăng Quy Đức – nơi đặt mộ vua Trần Nhân Tông. Tháp 6 tầng, cao 10m, bốn mặt tháp có tường vây, mỗi tầng là một khối đá xanh vuông vức.
 
 
Tháp Tổ
Tháp Tổ cao 6 tầng
 
 
Từ tháp Tổ lên chùa Hoa Yên lát loại gạch vuông lớn in hình hoa cúc phổ biến thời Trần (ngày nay còn 84 viên). Đáng lưu ý là gạch hoa cúc thời Trần chỉ có ở các di tích của triều đình hay hoàng tộc nhà Trần, điều đó mách bảo vị trí trang trọng của khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử. Gạch hoa cúc làm bằng đất nung để lát nền hoặc ốp tường, không dùng để xây, hình vuông, có cấu trúc hoa văn bề mặt, phản ánh ý nghĩa sâu sắc.
 
 
Đường lát gạch dẫn lên chùa Hoa Yên
Con đường lát gạch dẫn lên chùa Hoa Yên
 
 
Qua 136 bậc đá, lên chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 535m so với mực nước biển. Dọc hai bên đường, cúc vạn thọ sum suê, hoa chen hoa vàng rực sườn núi. Chùa Hoa Yên vốn có tên là Vân Yên (mây khói). Từ khi vua Lê Thánh Tông lên vãn cảnh, thấy sắc hoa tươi đẹp nên đổi tên chùa là Hoa Yên. Chùa Hoa Yên và các chùa xung quanh tạo nên quần thể kiến trúc chính của khu Yên Tử. Chính vì chùa có quy mô lớn nhất và đẹp nhất nên còn gọi là chùa Cả. Trên 700 năm trước, chùa chỉ là một thảo am để Trần Nhân Tông giảng đạo. Chùa được xây dựng khang trang bắt đầu từ thời Đệ nhị Tổ Pháp Loa.
 
 
Đỉnh Yên Tử
Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử
 
 
Bài viết đã giải đáp câu hỏi “yên tử có bao nhiêu bậc” và cung cấp một vài thông tin khác. Hy vọng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích từ bài viết này. Chúc bạn có một chuyến thăm quan Yên Tử vui vẻ, mạnh khỏe và có những trải nghiệm thú vị tại Yên Tử.
4.5/5 (2 bình chọn)

Bài viết cùng chuyên mục

Danh sách bài viết | Liên hệ hợp tác

Copyright 2024 © Top3mien.com